8 tháng đầu năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục gia tăng. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn liên tiếp duy trì vị trí đứng thứ 2 trong top 3 lĩnh vực lớn thu hút đầu tư. Giới chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên chủ động lựa chọn các nhà đầu tư một cách thông minh để lành mạnh hóa thị trường, góp phần vực dậy thị trường BĐS, song cũng cần cẩn trọng, tránh hiểm họa vốn ảo.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng
năm 2013, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm đạt hơn 588 triệu USD, chiếm 4,7% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Tính lũy kế đến ngày 20-8, trong số các dự án còn hiệu lực, BĐS
cũng là lĩnh vực thu hút FDI lớn thứ 2 với 400 dự án, tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt 48,23 tỷ USD.
Điểm lại diễn biến thu hút FDI những năm trước có thể thấy, nguồn vốn
FDI vào lĩnh vực BĐS vẫn luôn được duy trì, bất chấp sự đóng băng của
thị trường bất động sản cùng những khó khăn chung của nền kinh tế. Tổng kết năm 2012,
dù rằng dòng vốn FDI vào BĐS sụt giảm cả về số lượng dự án và vốn đầu
tư. Thế nhưng, nguồn vốn FDI rót vào các dự án BĐS vẫn chiếm vị trí thứ 2
với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm
là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,3%. Còn trong giai đoạn 2007-2009, BĐS chính là
lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh lượng vốn FDI vào Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp, FDI vào bất động sản cũng đã để lại những hệ
lụy không nhỏ. Điển hình nhất, theo nhận định của một chuyên gia trong
ngành, dù nguồn vốn đăng ký dự án lớn nhưng điều đáng quan tâm là lượng
vốn thực nhà đầu tư đưa vào Việt Nam để thực hiện là bao nhiêu. Thông
thường, dù dòng vốn đăng ký lên tới hàng tỷ USD nhưng nguồn vốn thực
hiện có thể chỉ dừng ở vài chục hay vài trăm triệu USD. Nhiều chủ đầu tư
chủ yếu thực hiện chiến lược "mỡ nó rán nó”, huy động vốn từ chính
khách hàng. Chính vì thế mới dẫn tới việc có những dự án vốn đăng ký lớn
nhưng chủ yếu nhằm… giữ chỗ, vẫn nằm im sau khi được cấp phép thời gian
dài do thiếu vốn.
Hệ lụy tất yếu chính là tồn đọng nhiều dự án bất động sản FDI có quy mô lớn nhưng
tiến độ thì trái ngược, như dự án Khu chung cư quốc tế Booyoung (Hà Nội)
của Công ty TNHH Booyoung (Hàn Quốc) đã đóng băng được 7 năm. Những dự
án kiểu này không thiếu ở các địa phương, đã đang gây lãng phí tài
nguyên đất, khiến nhiều khu đất vàng bị bỏ hoang tới hàng chục năm trời,
làm mất cơ hội của những nhà đầu tư chân chính.
Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/844689/30-000-ty-dong-ho-tro-Bat-Dong-Sam-Roi-xa-nguoi-ngheo-cafeland-vn.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét