Cuối năm 2012, đầu năm 2013, vụ lùm xùm bat dong san giữa cư dân khu chung cư Sài Gòn Pearl (quận Bình Thạnh, TP.HCM) với chủ đầu tư tòa nhà đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Người dân ở chung cư này không đồng tình với cách áp giá một số dịch vụ trong phí quản lý chung cư. Cụ thể, giá nước tính cao hơn giá nước quy định Nhà nước và giá giữ xe ôtô cũng cao hơn hợp đồng cam kết.
Theo giải thích của đại diện chủ đầu tư, có mức phí quản lý cao là vì
hợp đồng mua bán căn hộ khi chưa bàn giao chỉ là tạm tính. Khi bàn giao
căn hộ, các phí dịch vụ phải được tính theo thời điểm hiện tại. Tại Hà Nội, căng thẳng giữa cư dân chung cư Keangnam với chủ đầu tư từ năm 2011 cũng là vì phí chung cư quá cao.
Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến hai chung cư trên đã êm dịu khi
nhà đầu tư, ban quản lý chung cư và cư dân đã tìm được tiếng nói chung.
Tuy nhiên, các vụ lùm xùm thi truong bat dong san này đã khiến những ai quan tâm đến nhà chung
cư phải đắn đo.
Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã đưa ra dự thảo quyết định cơ chế quản lý
nhà chung cư. Theo đó, không nhất thiết phải ban hành khung phí dịch vụ
cứng nhắc tại các dự án căn hộ mà nên căn cứ theo thỏa thuận giữa các
bên.
Trước đây, phí dịch vụ nhà chung cư được phân theo 4 khung (xếp từ 1
đến 4 tương ứng mức phí trần cho hạng cao cấp và mức sàn cho căn hộ bình
dân), do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành. Tuy nhiên, sau những
tranh chấp về phí dịch vụ của nhiều tòa nhà tại Hà Nội và TP.HCM, cơ
quan chức năng đã tính đến việc ban hành các quy định liên quan để không
tái diễn tình trạng kiện tụng giữa người dân với các chủ đầu tư bat dong san chung
cư.
Theo dự thảo của Sở Xây dựng TP.HCM, phí dịch vụ tại các chung cư phải
tính đến nguyên tắc xác định chi phí là tính đúng, tính đủ các khoản
chi, chỉ lấy lợi nhuận ở mức hợp lý để quản lý vận hành tòa nhà. Cách
xác định phí dựa trên hợp đồng thoả thuận giữa bên cung cấp dịch vụ (đơn
vị quản lý vận hành tòa nhà) và bên sử dụng dịch vụ (ban quản trị nhà
chung cư).
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, khi mua nhà chung cư, nhất
là chung cư cao cấp, người mua cần yêu cầu chủ đầu tư cụ thể hóa trong
hợp đồng mua bán những phần diện tích công cộng mà mình được hưởng như
sân tennis, vườn hoa, bể bơi... “Nếu không hiểu và làm rõ mọi chi tiết
trong hợp đồng mua bán, quyền lợi của người mua sẽ bị xâm hại khi những
diện tích công cộng bắt buộc phải có trong khu đô thị cao cấp đã bị xẻ
thành những tòa nhà chung cư đem bán”, ông nhấn mạnh.
Thế nhưng, vấn đề cốt lõi đó vẫn chưa được giải quyết triệt để, vì
thiếu sự minh bạch giữa đơn vị đầu tư, quản lý và vận hành chung cư (bên
bán) và cư dân chung cư (bên mua). Đâu phải ai cũng rõ luật và đâu phải ai cũng hiểu hết những gì ghi
trong hợp đồng. Nhà đầu tư có uy tín phải giải thích thỏa đáng khi rao
bán sản phẩm cho người mua trước khi ký hợp đồng. Đó là trách nhiệm của
nhà đầu tư bat dong san.
Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/can-ho-tien-ti-mat-diem-vi-phi-chung-cu-39687.html
Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/846637/Du-an-bat-dong-san-Sunrise-City-giam-gia-soc-vi-ha-cap-cafeland-vn.html
Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/can-ho-tien-ti-mat-diem-vi-phi-chung-cu-39687.html
Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/846637/Du-an-bat-dong-san-Sunrise-City-giam-gia-soc-vi-ha-cap-cafeland-vn.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét